Quy trình bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy
Với tình hình phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay, các tòa nhà, khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều. Mặc dù đã được khuyến cáo về các phương pháp phòng cháy chữa cháy nhưng hàng năm vẫn có rất nhiều các vụ hỏa hoạn xảy ra, đặc biệt là năm 2016 vừa qua Hà Nội đã có rất nhiều các vụ cháy nổ xảy ra gây ra thiệt hại to lớn cả về người và của, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của đất nước. Vì thế, cơ quan, đơn vị cần phải trang bị cho mình một hệ thống phòng cháy chữa cháy để bảo vệ cho đơn vị.
Quá trình Lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy đã gây ra những tốn kém rất nhiều cho đơn vị, vì thế cần phải vận hành hệ thống một cách hiệu quả nhất, để hệ thống luôn hoạt động trơn tru và giảm bớt đi phần chi phí không đáng có phát sinh thêm. Do đó cần phải tiến hành bảo trì, bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy thường xuyên để kịp thời phát hiện sự cố và sửa chữa.
Quy trình bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy
Kiểm tra tình trạng hoạt động của tủ điện
+ Kiểm tra đèn báo pha : để test xem nguồn 3 pha vào có bị mất pha không
+ Đèn báo quá tải: để test xem máy bơm có bị quá nhiệt cho phép hay quá tải không
+ Kiểm tra đồng hồ volt, ampe: xem giá trị điện áp nguồn vào có đủ không
+ Kiểm tra chế độ hoạt động của tủ ( luôn ở chế độ auto )
+ Kiểm tra CB tổng, CB điều khiển bơm: xem các CB có sự cố khác thường không, CB luôn ở trạng thái ON
+ Rơle trung gian + Delay timer: test xem các tiếp điểm có đóng ngắt tốt không
+ Kiểm tra bộ sạc bình tự động : giá trị điện áp AC vào và nguồn DC ra bình.
Kiểm tra các máy bơm cứu hỏa
+ Máy bơm điện+ máy bơm bù áp
- Kiểm tra trạng thái của máy bơm: có bị quá nhiệt không; tốc độ quay có bình thường không, có tiếng kêu lạ không, kiểm tra xem máy có bị rò điện không.
- Kiểm tra các cảm biến áp suất đường ống, bình giãn áp
+ Máy bơm dầu Diesel
- Có bị quá nhiệt không; tốc độ quay có bình thường không, có tiếng kêu lạ không, kiểm tra xem máy có bị rò điện không
- Kiểm tình trạng rò rỉ dầu nhớt của máy
- Kiểm tra bình đề : volt bình , mực nước bình, các cọc tiếp xúc, tình trạng rò rỉ của bình.
Kiểm tra các đường ống cứu hỏa chính dẫn lên tầng
- Kiểm tra các van khóa đường đường ống dẫn nước chính cấp cho các tầng
- Kiểm tra các đường ống chính cấp nước cho các tầng có bị rò rỉ không
- Kiểm tra đồng hồ đo áp lực nước
- Kiểm tra hệ thống các vòi phun nước cứu hỏa ở các tầng
Kiểm tra tủ báo cháy trung tâm
- Kiểm tra sơ bộ bên trong và ngoài tủ xem có sự cố lạ khống lập tức khắc phục
- Kiểm tra các nút điều khiển trên tủ + đèn báo cháy các tầng xem có trạng thái lạ không
- Kiểm tra bình ắcquy cung nguồn cho tủ điều khiển : volt bình có đủ không, các điểm tiếp xúc có tố không, tình trạng rò rỉ của bình
- Kiểm tra các đầu báo cháy, báo khói ở các tầng xem có ở trang thái bình thường không (các đèn báo nguồn có nhấp nháy đều không)
- Test còi báo động chuông cứu hỏa: Tạo khói ở quanh các đầu báo để test xem còi báo động có hoạt động tốt không và kiểm tra các đèn báo cháy trên tủ điều khiển trung tâm
Kiểm tra các thiết bị báo cháy
- Kiểm tra vệ sinh các đầu báo khói, đầu báo nhiệt
- Kiểm tra các nút nhấn báo cháy có hoạt động tốt không?
- Kiểm tra, vệ sinh chuông báo cháy, các đèn báo cháy, đèn sự cố, đèn thoát hiểm
Sau khi kiểm tra toàn bộ hệ thống máy bơm thì tiến hành chạy thử để kiểm tra tổng thể lại toàn bộ hệ thống.
Bàn giao hệ thống
- Bàn giao và hướng dẫn lại cho nhân viên phụ trách tại đơn vị để quản lý và kiểm soát toàn bộ hệ thống.
- Bàn giao hệ thống báo động hoạt động đồng bộ sau khi bảo trì.
- Hướng dẫn nhân viên phụ trách vận hành và kiểm soát thiết bị toàn bộ đơn vị
- Hoàn tất bản vẽ và hồ sơ bố trí thiết bị.
- Lập biên bản kiểm tra và bàn giao toàn bộ hồ sơ.
Trên đây là toàn bộ quy trình bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy mà chúng tôi nêu ra cho quý khách hàng tham khảo để giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về hệ thống phòng cháy chữa cháy trong các đơn vị.
Quý khách hàng đang có nhu cầu muốn bảo trì hệ thống PCCC hãy liên hệ với chúng tôi để được trợ giúp một cách tốt nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét