Cấu tạo cơ bản của các máy biến áp
Cấu tạo của máy biến áp cơ bản gồm có mạch từ và dây quấn. Ngoài ra, tùy theo việc sử dụng mà máy biến áp còn có thêm các phụ kiện như: vỏ bọc, vôn kế, ampe kế, đèn báo, công tắc hiệu chỉnh điện áp..
1. Mạch từ
Mạch từ được ghép bởi các lá sắt mỏng, có chứa hàm lượng silic tư 1%~4% và bề dày từ 0,35~0,5 mm, nhằm mục đích giảm tổn hao điện năng trong mạch từ do tác dụng bởi dòng điện Fu-cô và hiện tượng từ trễ làm phát nhiệt.
Đối với máy biến áp có công suất lớn, các lá sắt còn được cách điện với nhau bằng lớp sơn cách điện hoặc lớp giấy mỏng.
Có 2 dạng mạch từ:
+ Mạch từ kiểu bọc có dạng EI, mạch từ được phân nhánh ra hai bên và bọc lấy cuộn dây quấn trên cột từ chính. Nhờ thế, từ tản giảm nhỏ đi. Dạng mạch từ này được dùng trong máy biến áp 1 pha công suất nhỏ như máy biến áp gia dụng, máy biến áp cấp điện trong máy tăng âm, thu thanh...
+ Mạch từ kiểu trụ ( hoặc kiểu cột) có dạng chữ U, thường do nhiều lá sắt chữ I ghép lại. Dùng làm mạch từ cho các máy biến áp có công suất trung bình trở lên, loại máy biến áp 1 pha và 3 pha như máy hàn điện..
Ngoài ra còn có dạng mạch từ hình chữa X, đạt hiệu suất cao hơn nhưng khó gia công, giá thành cao.
2. Cuộn dây cuốn
Dây quấn có nhiệm vụ tăng giảm điện áp, gồm có cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp. Dây quấn phải là dây đồng điện phân hoặc nhôm, có bọc lớp ê may hoặc coton để cách điện. Các máy biến áp công suất nhỏ dây quấn thường dùng dây tròn có đường kính không quá 3mm. Đối với dây chịu tải dòng điện lớn ở máy biến áp công suất lớn dùng dây dẹp, tiết diện vuông hoặc chữ nhật thì lợi hệ số lấp đầy dây hơn..
Máy biến áp hoạt động dựa trên cơ sở hiện tượng cảm ứng điện từ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét