Giảm bớt tổn thất thủy lực trong máy bơm ly tâm để bơm đạt hiệu suất tối đa
Tổn thất thủy lực trong bơm ly tâm là phần năng lượng hao phí để khắc phục mọi cản trở trong chuyển động của dòng chất lỏng. Dòng chất lỏng khi chuyển động qua các bộ phận lưu thông ( buồng hút, bánh công tác, bộ phận dẫn hướng và buồng đẩy) đều sinh ra tổn thất. Phần năng lượng tổn thất này biến thành nhiệt năng làm nóng chất lỏng làm việc và các chi tiết của bơm.
Tổn thất thủy lực trong bơm ly tâm gây nên bởi ma sát của dòng chất lỏng chuyển động với các bề mặt làm việc của buồng lưu thông, bởi sự thay đổi đột ngột về phương và trị số của vận tốc chuyển động của dòng chất lỏng và bởi sự tạo thành các chuyển động xoáy trong bơm.
Nguyên nhân tạo thành chuyển động xoáy trong bơm là
+ Do tách dòng khỏi bề mặt cánh dẫn của bánh công tác ở mép vào và mép ra của cánh. hình 4.7
+ Do sự khác nhau về vận tốc của dòng chất lỏng ở phía trước và phía sau cánh dẫn ở lối ra của nó và ở lối ra trên hai phía của hai đĩa cánh bánh công tác-do có độ chênh áp trong máng dẫn của bánh công tác. hình 4.8
+ Do máng dẫn dòng ra có độ mở rộng lớn ( góc loe lớn). Góc loe càng lớn thì vùng chuyển động xoáy càng mở rộng. hình 4.9
+ Do dòng chảy mở rộng hay đổi phương đột ngột khi chuyển động trong buồng lưu thông của bơm.
Để giảm tổn thất thủy lực trong bơm thì cánh cũng như máng dẫn giữa các lá cánh, các bộ phận dẫn dòng phải có hình dạng thích hợp với đường dòng, phải đảm bảo cho vận tốc của dòng chảy thay đổi điều hòa, tránh sự thay đổi đột ngột của vận tốc về phương và giá trị tuyệt đối.
Tổn thất thủy lực trong bơm rất khó có thể xác định chính xác bằng lý thuyết. Cho đến nay chưa có phương pháp tin cậy nào để xác định tổn thất thủy lực trong bơm. Hiệu suất thủy lực của bơm được xác định bằng các công thức tương tự trên cơ sở hiệu suất thủy lực đã biết của một máy đồng dạng hay bằng phương pháp thực nghiệm.
Nhưng. Hiệu suất thủy lực của bơm xác định trực tiếp bằng thực nghiệm rất khó khăn. Vì vậy, để xác định hiệu suất thủy lực của bơm bằng thực nghiệm,người ta xác định hiệu suất lưu lượng, hiệu suất cơ khí, và hiệu suất toàn phần của bơm ( vì các giá trị này dễ dàng xác định bằng thực nghiệm), rồi bằng tính toán xác định hiệu suất thủy lực của máy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét